Đạo làm thầy

ĐẠO LÀM THẦY...

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình, tại một đám cưới. Anh bước đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Em chào thầy! Thầy còn nhớ em không ạ?

-Em là…thầy thực sự không nhớ nổi nữa. Em có thể nói một chút về mình không?

-Dạ, thưa thầy!

Hồi em học lớp 3 thầy chủ nhiệm, em đã từng ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy vẫn còn nhớ chuyện đó.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp và em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và báo thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn.

Thầy bảo cả lớp đứng lên cho thầy soát túi. Em đã rất sợ hành động của mình, sẽ bị phơi bày trước lớp. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi. Khi đã lấy được chiếc đồng hồ từ trong túi của em, nhưng thầy vẫn không dừng lại mà tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng.

Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em. Nhưng thầy chỉ giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy.

Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ, cũng không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập đếnchuyện đó với bất cứ ai.

Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp chiếc đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Có lẽ nào thầy không còn nhớ?

-Thầy không thể nào nhớ được, ai đã lấy cắp chiếc đồng hồ ngày đó. Bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt.

-Thầy nghĩ, việc lấy chiếc đồng hồ đó, là một hành động nhất thời, bồng bột của các em.

-Thầy không muốn hành vi đó, lưu lại trong trí nhớ của các em, như một vết nhơ. mà muốn đó như là một bài học để các em rút kinh nghiệm. Cho nên, tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó, vì thầy tin rằng em nào đã lấy, sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.

Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện chứ không phải là sự trừng phạt. Người dẫn dắt, là người biết VUN XỚI, chứ không phải đi TRIỆT HẠ.

 

 

Đừng trách gì nhau

Tội tàng trữ ...


Công an: Tôi phát hiện chị có 02 băng pháo ở trong nhà, đề nghị chị ký vào biên bản nộp phạt.

Cô gái: Đó chỉ là băng pháo kỷ niệm, tôi không hề đốt.

Công an: Nhưng chị tàng trữ pháo là cũng bị phạt.

Cô gái: Sao thế được, tôi đâu có sử dụng chúng?

Công an: Chị lên phường mà trình bày.

Cô gái: Bớ người ta…hiếp dâm…hiếp dâmmmm

Công an: Cô điên à? Tôi có chưa đụng vào người cô thì hiếp cái gì?

Cô gái: Tuy chưa hiếp, nhưng trong người anh có tàng trữ dụng cụ hiếp dâm, nên tôi phải kêu cứu.

Công an: Cô….

Những lỗi vi phạm giao thông xử phạt tại chỗ không cần biên bản

Những lỗi vi phạm giao thông không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi dưới đây được xử phạt tại chỗ:

Đối với xe máy

- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ một số hành vi vi phạm như:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h;

+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (ví dụ như không còi, xi-nhan khi vượt trước).

- Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

- Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho:

+ Người đi bộ

+ Xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

+ Xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ

- Chuyển hướng không nhường đường cho:

+ Các xe đi ngược chiều

+ Người đi bộ

+ Xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ

- Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.

- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

- Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ hành vi vi phạm sau:

+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

- Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

- Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên.

- Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

- Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.

- Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

- Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.

- Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 100 thì những vi phạm trên sẽ bị xử phạt với số tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Đối với xe ôtô

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt thấp nhất đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy định giao thông sẽ là 300.000 - 400.000 đồng. Vì vậy, nếu người điều khiển xe ôtô vi phạm Luật giao thông sẽ không được áp dụng phạt hành chính tại chỗ mà phải lập biên bản.

Lộ trình tuyến xe buýt tại sân bay Tân Sơn Nhất

Từ hôm nay 18-4, xe buýt được vào ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất để đón khách, bao gồm các tuyến với lịch trình cụ thể như sau:
Tuyến 152 (KDC Trung Sơn - sân bay Tân Sơn Nhất): Sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - đường Phạm Hồng Thái - đường Nguyễn Thị Nghĩa - đường Nguyễn Thái Học - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Văn Cừ - cầu Nguyễn Văn Cừ - đường Dương Bá Trạc - đường 9A - chỗ đậu xe buýt cuối đường số 10 - KDC Trung Sơn. 
Tuyến 72-1 (Sân bay Tân Sơn Nhất - bến xe Vũng Tàu): Sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Điện Biên Phủ - cầu Sài Gòn - xa lộ Hà Nội - đường Mai Chí Thọ - đường cao tốc - quốc lộ 51 - đường Võ Nguyên Giáp - đường 30-4 - đường Nguyễn An Ninh - đường 2-9 - đường Lê Hồng Phong - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - bến xe Vũng Tàu.

Thước phim vô giá về đội quân tình nguyện Việt Nam

 

Việt Nam giúp Capuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot đã hoàn thành. Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia tháng 9/1989, hoàn thành nghĩa vụ Quốc Tế cao cả của mình. Hàng vạn người dân Campuchia xếp hàng dài chia tay những người lính tình nguyện.

Những đơn vị quân tình nguyện Việt Nam cuối cùng, gồm cả thương binh và hài cốt liệt sĩ trở về Tổ Quốc. Một cuộc hành binh vĩ đại. Thế giới nợ Việt Nam một lời xin lỗi, khi xem việc chúng ta đưa quân sang Campuchia là để "xâm lược" nước láng giềng. 

"Xâm lược" mà đến thì dân quý, đi thì dân thương và lưu luyến như vậy ư? Biết bao nhiêu xương máu của các anh đã nằm xuống nơi đất khách, để có được bình yên cho những người dân biên giới Tây Nam và giành độc lập cho Campuchia.

Đây là những thước phim vô giá để Thế giới phải nhìn lại , phải xin lỗi Việt Nam và cũng để thế hệ con cháu chúng ta có quyền tự hào về thế hệ cha anh. Những thước phim không có đạo diễn cũng chẳng có diễn viên, được quay lại rất thực tại Campuchia là hình ảnh sống động minh chứng cho cuộc chiến chính nghĩa Việt Nam giúp  khỏi nạn diệt chủng Pol Pot.  Như lời khẳng định của thủ tướng Campuchia Hun Sen: "Bộ đội Việt Nam là đội quân nhà Phật".

Thật tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng! Xin đời đời ghi nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ, những thương bệnh binh đã không tiếc thân mình vì Độc lập-Tự do của Tổ Quốc và sự bình yên của biên giới Tây Nam.


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đi vi hành chiến dịch

 

Chiến dịch Thu Đông năm 1951. Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, trực tiếp đi thị sát các đơn vị của Sư đoàn 312. Với bộ quần áo sờn rách, áo trấn thủ, cùng cái mũ nan phủ vải xanh rêu, chùm lưới gài lá ngụy trang, ai cũng nhìn ông như một anh lính dã chiến vô danh.

Đoàn văn công của chúng tôi cũng đi phục vụ các đơn vị chiến đấu và đồng bào dân tộc. Biết có ông Nguyễn Chí Thanh nên tôi cùng 2 đồng nghiệp thực hiện "chiến dịch bám sát".

Hôm ấy đang đi, chúng tôi gặp một con suối to. Một anh chàng trông rất oách, hình như là cán bộ chỉ huy, bỗng xuất hiện. Khi thấy con suối lổn nhổn đá tảng và rêu trơn, anh ta bèn quay sang nói vừa hách lại vừa thân mật:

- Cậu nào cõng tớ qua suối một tí nhỉ!

Ba đứa chúng tôi chưa kịp phản ứng gì thì ông Nguyễn Chí Thanh đã xông lên.

- Báo cáo! Để em cõng ạ.

Chúng tôi bấm bụng cười, không đứa nào dám hé răng vì sợ "lộ bí mật". Anh cán bộ rất oách kia ung dung nhảy lên lưng ông Tướng. Vừa ngồi vắt vẻo trên lưng, anh lính vừa hỏi chuyện người "cần vụ" bất chợt này:

- Cậu ở Xê (C) nào nhỉ?

Ông Chí Thanh đáp rất lễ phép: Báo cáo anh, em ở Tổng Cục ạ.

- Chết! Thế anh ở Tổng Cục nào ạ? Bên Tham mưu, Hậu cần hay là bên Chính trị?

- Dạ, báo cáo anh, em ở Tổng cục Chính trị ạ.

Thế anh ở phòng nào trên Tổng cục ạ?

- Dạ, báo cáo anh, em chả ở phòng nào cả, em ở tất cả các phòng.

- Ấy ... thế tên anh là gì ạ?

- Dạ, báo cáo anh. Em Nguyễn Chí Thanh ạ.

- Úi giùi ui! Em lạy anh! Anh tha cho em ạ. Anh cho em xuống ạ.

- Thì lính tráng với nhau, cõng nhau có gì đâu mà cậu lo... Cứ ngồi yên, chỗ này sâu đấy, trơn lắm. Ngồi yên!

- Em lạy anh, anh cho em xuống, anh tha tội cho em ạ

- Ơ kìa, cậu này lạ nhỉ! Lính với lính cả. Tớ cõng cậu có sao đâu? Ngồi yên không ngã bỏ mẹ cả hai thằng bây giờ.

Đến khi sang bờ bên kia, người anh ta vẫn khô ráo. Anh tụt nhanh xuống rồi quỳ mọp xuống dưới đất:

- Dạ, anh tha tội cho em, em không biết anh là...

- Tớ nhắc lại nhé. Cùng là lính với nhau cả. Cậu đừng băn khoăn gì nhá. Tớ hỏi cậu: chức vụ gì? Tiểu đoàn nào? Trung đoàn nào?

Cậu ta lắp bắp trả lời... Nghe xong, ông Thanh lại choàng vai anh ta như choàng vai tình nhân:

- Tiểu đoàn cậu, có ai ốm yếu gì không? Dạ, anh tha cho em ạ!

Ông Thanh trừng mắt:

- Đã bảo không nói chuyện ấy nữa mà. Cậu phải trả lời tôi thế nào? Trang bị vào chiến dịch có thiếu thốn gì không?

- Dạ, thưa anh, chỉ có tiểu liên là cần thêm độ mươi khẩu, còn trung đại liên đủ cả. Thuốc men cũng đủ cả. Chỉ có hai chiến sĩ sốt rét nặng, em đã cho vào bệnh xá tuyến B rồi.

- Được. Thế cậu có tin rằng trong chiến dịch này, ta sẽ đạt yêu cầu mà Bộ Tổng tư lệnh đề ra không?

- Thưa anh, em tin ạ.

- Thế thì tốt rồi! Nào đi! Cậu đã đói chưa?...

Sau này, nhờ những thành tích của mình mà anh tiểu đoàn trưởng được tướng Thanh cõng trở thành Trung đoàn trưởng và được thưởng Huân chương chiến sĩ hạng nhất. Chắc chắn đây sẽ là bài học nhớ đời với anh đoàn trưởng.


Chữa bệnh và làm đẹp với hoa Nhài

Theo y học cổ truyền hoa Nhài còn có tên gọi khác là hoa Lài có công hiệu lý khí, khai uất, chống ứ tắc, an thần, điều hòa hệ gan mật-tiêu hóa, giảm đau, giải cảm, có tác dụng điều trị các chứng như đau đầu choáng váng, kiệt lỵ, đau bụng, viêm kết mạc, ung nhọt...

Những bài thuốc hay từ hoa Nhài

Đau đầu, choáng váng: Hoa Nhài 20gr, đầu cá mè 1 cái, thêm nước, gia vị, tiềm cách thủy để ăn.

Mất ngủ: Hoa Nhài 15gr, tim sen 10gr, hạt muồng ngủ 15gr(sao đen) sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng liền 5 ngày. Hoặc lấy rễ cây hoa Nhài 20gr sắc uống.

Cảm mạo phát sốt: Hoa Nhài 10g, trà xanh 10g, thảo quả 15g sắc uống.

Hoa Nhài

Đầy bụng tiêu chảy: Hoa Nhài 10g, Mộc Hương 10g, lá Mã Đề 40g, Tiên hạc thảo(Long nha thảo) 20g sắc uống.

Tăng huyết áp: Hoa Nhài 15g, hoa Hòe 15g, Kim cúc 10g, hoa Đại 10g sắc uống ngày 1 thang.

Đau sưng mắt đỏ: Hoa lài 20g rửa sạch sắc uống  hoặc Hoa lài 15g , kim ngân hoa 10g , cúc hoa 10g sắc uống.

Ngực bụng căng đầy, đau bụng tiêu chảy: hoa lài 10g (bỏ sau), trà xanh 15g, thạch xương bồ 10g, sắc uống lúc ẩm. 

Rôm sảy: Lá Lài 50g, lá ngải cứu 30g, lá sài đất 30g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần , dùng liền 7 ngày.

Vị khí bất hòa(rối loạn tiêu hóa): Hoa Lài vừa đủ hãm nước uống.

Chữa mụn nhọt: Hoa Lài 20g, bồ công anh 15g , kim ngân hoa 25g , cam thảo đất 15g , sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. 

Họng sưng như có hạt mà không nuốt được: Hoa Nhài 10g, trà xanh 100g, cả hai trộn đều, ngày dùng 30g hãm trà uống. Hoặc Hoa lài 10g, kim quất phơi khô 20g, gạo tẻ 100. Hoa lài băm nhuyễn, kim quất cắt hạt lựu, trước tiên nấu cháo, kế đến thêm kim quất nấu sôi hai-ba dạo, rồi bỏ thêm hoa lài thì hoàn tất. 

Chấn thương, bong gân: Rễ hoa lài và rượu trắng với mỗi thứ vừa đủ. Rễ hoa lài giã nhuyễn xào với rượu trắng, rồi đắp tại chỗ. 

Kiết lỵ: Hoa lài 20g, rượu đế 100ml. Hoa lài cho vào rượu ngâm, rồi đem tiêm cách thủy cho sôi, uống lúc ấm. 

Can bị khí thống (đau bụng do rối loạn chức năng gan và dạ dày): hoa lài 10g, đinh hương 10g cho vào ngâm trong 100ml rượu đế, rồi đem cách thủy cho sôi để uống.

Chán ăn: Nước cốt hoa lài 20ml, hòa với 20ml nước sạch chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc hoa lài 10g, hoa đậu ván 40g, gạo tẻ 50g. Gạo vo sách nấu cháo, khi chín cho hoa lài và hoa đậu ván vào cho sôi vài phút, ăn lúc ấm.

Sắc mặt tiều tụy: Khi sắc mặt tiều tụy, có thể dùng các bài thuốc dưới đây.

Bài 1: Dùng chè hoa lài và hoa hồng công thức như sau: hoa lài 15g, hoa hồng 5 bông, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo vo sạch cho vào nồi cho nước vừa đủ, sau khi nấu sôi thì thêm hoa lài, hoa hồng, đường phèn chuyển qua nấu thành chè. Mòn chè này có tác dụng điều chỉnh chức năng gan và chống ứ tắc, bình ổn chức năng tiêu hóa, tăng sức và giảm đau.

Bài 2: Canh hoa lài nấu gan gà cụ thể như sau: hoa lài 250 bông, nấm tuyết ngâm nở 20g, gan gà 150g, câu kỷ tử 10g, bột nêm, nước dùng đều vừa đủ. Gan gà rửa sạch, cắt lát mỏng cho vào chén, thêm rượu đế, nước gừng, bột nêm trộn đều để ướp, nấm tuyết rửa sạch ngâm nước dùng sau, hoa lài bỏ cuống rửa sạch, cho vào thau, câu kỷ tử rửa sạch. Chào bắc lên bếp đổ dầu chờ nóng, đổ nước dùng, rượu, nước gừng, bột nêm, nấm tuyết, gan gà, câu kỷ tử để nấu, vớt váng sau khi sôi, chờ khi gan gà chín thì múc vào chén, rồi rắc hoa lài vào gan gà. Món canh này có tác dụng bổ ích can thận, làm đẹp và sáng mắt, thích hợp cho sắc mặt tiều tụy.

(Theo Lương y Nguyễn Công Đức-Khoa học Phổ Thông)


Công dụng của Cây thuốc Mảnh cộng

Đặc điểm của cây Mảnh cộng hay còn gọi là cây Bìm bịp

Cây Mảnh cộng  thường mọc hoang ở rừng, bờ bụi, có khi trồng bằng hột hoặc giâm cành làm hàng rào. Thân cây có thể dài 3-5m, có đốt tròn rỗng ruột, lá mọc đối dài 4-9cm, rộng 2,5-4cm, hoa đỏ hình ống mọc thành gié ở ngọn cành dài khoảng 5cm, quả nang dài 1,5cm.
Cành, hoa Mảnh cộng(Bìm bịp)

Công dụng và cách dùng cây Mảnh cộng

Trị đau nhức mình, thấp khớp

200gr cành lá Mảnh cộng tươi rửa sạch, chặt nhỏ, sắc uống trong ngày, dùng 3-5 ngày liền

Trị trật, sưng, bầm, té

Cành lá Mảnh cộng tươi rửa sạch, giã nát bó vào chỗ đau.
Cây Mảnh cộng hay còn gọi Bìm bịp

Trị giời leo, mụn rộp 

100gr cành lá Mảnh cộng tươi và 1 nắm lá Kim vàng (hoặc rau Giấp cá) tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt thoa vào chỗ bị giời leo hay mụn rộp ngày 3 lần, bã còn lại sắc uống ngày 2-3 lần.

Trị dị ứng, ngứa lở ngoài da

100gr cành lá Mảnh cộng, Cỏ mực 50gr, Rau má 50gr. Dược liệu tươi rửa sạch, chặt nhỏ sắc uống ngày 1 thang, dùng 3-5 ngày liền.

Trị sởi(ban đỏ), thủy đậu(trái rạ)

100gr cành lá Mảnh cộng, 100gr rau Giấp cá. Dược liệu tươi rửa sạch, chặt nhỏ giã nát, lấy một ít nước cốt thoa vùng phát ban. Bã còn lại thêm 500ml nước sôi để uống trong ngày.

Trị cảm cúm

150gr cành lá Mảnh cộng, É tía(Hương nhu tía) 50gr, rau Trai 100gr. Dược liệu tươi rửa sạch, chặt nhỏ giã nát chế nước sôi vào để nguội uống. Bã còn lại thêm nước nấu 20 phút kể từ khi sôi để uống trong ngày, dùng 3 ngày liền.

Trị cảm cúm gia cầm

Cành lá Mảnh cộng chặt nhỏ, giã nát trộn vào thức ăn cho gia cầm

(Theo Ds. Phan Đức Bình)